|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

1. Đền Y Sơn – Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia: Đền Y Sơn có tên thường g i là đền Ia. Đền được xây dựng vào thời Lê tại khu vực phía Đông của núi Y Sơn, thờ đức thánh Hùng Linh Công. Đền Y Sơn là một ngôi đền cổ hiện còn lưu giữ được những hiện vật, đồ thờ tự quý hiếm như: 21 đạo sắc phong của các triều đại từ triều Hậu Lê, Tây Sơn đến triều Nguyễn, lư hương thế kỷ thứ XV, quạt nan bằng ngà voi, voi đá, ngựa đá, hoành phi, câu đối cổ, tư liệu Hán Nôm trên bia đá.

      Đền Y Sơn là một công trình kiến trúc cổ truyền kiểu: “Nội công ngoại quốc”. Phía ngoài là cổng tam môn, tòa phương đình chồng diêm tám mái, 10 đao cong. Tòa tiền tế có voi, ngựa đá. Tòa chung đường gồm 5 gian nối thông với hậu cung 3 gian bởi hai dải muống 20 gian. Theo Nhân dân từ xa xưa truyền tụng, đây là một ngôi đền rất thiêng, được Nhân dân trong vùng ngưỡng v ng, sùng bái. Ngày 10/3/1994, đền Y Sơn được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Bằng công nhận Di tích lịch sử - Văn hoá. 

 

2. Chùa Y Sơn (Di tích Quốc gia đặc biệt ATKII): Chùa Y Sơn có tên chữ là “Y Sơn Tây tự”. Ngoài ra, chùa còn được g i là chùa Ia, nằm ở sườn tây núi Y Sơn. Theo các tư liệu còn lưu lại ở chùa cho biết, chùa Y Sơn được khởi dựng từ thời Lê với lối kiến trúc ban đầu chỉ có tòa Tam quan ở hưng chùa Đông. Sang đến triều Nguyễn niên hiệu Khải Định thứ 2 (1917), chùa được dời chuyển sang phía Tây núi Y Sơn nên từ đó chùa có tên g i là “Y Sơn Tây tự”. Lúc đó, Nhân dân xây thêm 5 gian tiền đường tạo thành bố cục hình chữ đinh (丁) ngoảnh mặt nhìn về hướng Tây Bắc. Tòa hậu điện gồm 3 gian 2 dĩ làm nơi thờ đức Thánh phụ, Thánh mẫu sinh ra Đức Hùng Linh Công. Như vậy, ngoài nơi thờ Phật, chùa Y Sơn còn là nơi tôn thờ cha mẹ của Đức thánh Hùng Linh Công, là những người có công lao to lớn với dân, với nước trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ gìn sự bình yên của đất nước.

      Chùa Y Sơn tọa lạc ở khu đất rộng, đẹp ở ngay dưới chân núi Y Sơn - vốn nổi tiếng từ xa xưa là nơi “Danh lam - thắng địa”. Xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ và một rừng thông xanh ngát quanh năm tỏa bóng mát tạo cho cảnh chùa thêm phần u tịch thâm nghiêm.

      Hiện nay, trong chùa còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị như: Bia đá ghi việc lập Hậu Phật ở chùa có niên đại thời Nguyễn, niên hiệu Tự Đức thứ 17 (1864), các bức hoành phi, câu đối có nội dung ca ngợi cảnh đẹp của vùng núi Y Sơn và công lao to lớn của Đức Thánh Phụ, Thánh Mẫu cùng lư hương, nghê gỗ và hệ thống tượng Phật tương đối đầy đủ đều có niên đại thời Lê - Nguyễn. Đó chính là những nguồn tư liệu quý hiếm, có giá trị trong việc tìm hiểu lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và văn hóa của người dân nơi đây.

      Ngoài những giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật, chùa Y Sơn còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của Nhân dân Hòa Sơn nói riêng và Hiệp Hòa nói chung trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

      Sang đến thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ, chùa là nơi chứng kiến bao người con của quê hương anh hùng đã không quản ngại khó khăn lên đường nhập ngũ vì tiền tuyến miền Nam với khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” tất cả vì miền Nam thân yêu.

      Hằng năm, cứ vào ngày lễ Thượng Nguyên tháng giêng Âm lịch, dân làng lại cùng nhau tổ chức lễ hội phu nhân Thánh Mẫu ở khu vực chùa Y Sơn. Những năm “phong đăng hòa cốc” hoặc theo định kỳ 3 năm một lần, dân làng lại tổ chức lễ hội long tr ng trong 3 ngày 15 - 17 tháng Giêng. Lễ hội tổ chức các nghi thức tế lễ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc không phải vùng quê nào cũng có được.

      Với những ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa, ngày 20/6/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 2327/QĐ-BVHTTDL cấp Bằng công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia đối với chùa Y Sơn.

       Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2280/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích lịch sử ATK II Hiệp Hòa, chùa Ia là một trong 8 điểm di tích của di tích lịch sử ATK II Hiệp Hòa.

 

3. Đình Cả: Còn được Nhân dân g i là đình Thù Sơn. Trước kia, đây là ngôi đình cổ thuộc địa phận xóm Dậy, thuộc giáp Đông. Theo các cụ cao niên trong xã truyền lại, ngôi đình này trước đây có quy mô to lớn, hoành tráng. Đình gồm 5 gian tiền tế rộng rãi và một hậu cung hai gian được kết cấu theo lối bố cục hình chữ đinh (丁). Đình có đao cong mái lượn, trên nóc đình có “lưỡng long chầu nhật”. Đình Cả 15 thờ đức thánh Hùng Linh Công. Trong ngày lễ đình 12 tháng 10, dân làng tổ chức tế lễ, rước rất long trọng. Rước tượng Đức thánh Hùng Linh Công từ đền Y Sơn về đình Cả tế lễ. Tùy theo điều kiện từng năm mà tổ chức ba ngày, năm ngày, hoặc bảy ngày. Trải qua thời gian và sự phong hóa của thiên nhiên, đình Cả xuống cấp. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ cứu nước, công trình đình Cả bị dỡ đi lấy vật liệu để xây dựng trường học, dùng đình làm kho chứa vật tư phục vụ kháng chiến, làm lớp học. Đình Cả còn là nơi tổ chức nhiều cuộc họp, mít tinh, tổ chức giao quân. Từ khi đình Cả bị phá, các tục lệ, lễ nghi cũng không còn được duy trì nữa. 

 

4.Đình Bé – Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: Đình Bé thuộc đất xóm Yêm, thuộc địa phận của giáp Hương Trù, thôn Hương Sơn. Đình Bé chính là nơi thờ vọng Đức vua Bà, người được thờ ở đền Đót, xã Dương Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Theo các cụ cao niên trong thôn truyền lại, Đức vua Bà chính là người xã Dương Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, là con cháu của vua Hùng. Đình Bé xưa kia có quy mô bề thế. Đình Bé nằm cánh đồng trước làng. Xung quanh đình có nhiều cây cổ thụ xanh tốt quanh năm tỏa bóng mát tạo cho cảnh đình thêm phần uy nghiêm cổ kính. Đình hướng Tây, bố cục mặt bằng theo lối hình chữ đinh (丁) với tòa tiền tế 5 gian và 1 hậu cung 3 gian. Kết cấu chịu lực được tạo bởi những hàng cột gỗ lim to. Kết cấu kiến trúc tòa tiền tế và tòa hậu cung theo lối kẻ chuyền giá chiêng, hai bên có tả vu, hữu vu mỗi bên 5 gian. Trong đình hiện còn rất nhiều hiện vật cổ có giá trị như: kiệu, long ngai, bài vị, cây nến bằng gỗ, bát hương và một số bát đĩa cổ thời Lê Nguyễn. Ngoài những hiện vật đó trong đình còn lưu giữ nhiều câu đối, hoành phi bằng chữ Hán (thời Nguyễn). Nội dung chủ yếu của các câu đối là ca ngợi công lao của người được thờ ở đình. Hội lệ ở đình Bé được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch hàng năm với nhiều trò chơi dân gian độc đáo.

 

5. Đình Thù Cốc: Theo các cụ cao niên trong thôn, đình Thù Cốc xưa nằm ở Cổng Đồng, xóm Quyết Tiến. Đây là một ngôi đình to đẹp, được xây dựng từ thời Lê. Tòa đại đình 5 gian 2 chái, 4 mái đao cong, lợp ngói mũi hài, hai bên có hai dãy tả vu, hữu vu, mỗi dãy 3 gian, có cổng bề thế, cột đình to đến hai người ôm. Bờ dải bờ nóc được trang trí hoa chanh cách điệu. Giữa bờ nóc có trang trí đôi rồng chầu mặt nguyệt. Đình có sàn cao được làm bằng gỗ. Trong đình có đầy đủ ngai thờ, bài 16 vị bát bửu, tàn lọng, sắc phong do các triều vua phong kiến ban tặng và nhiều đồ tế khí khác. Trước đình có một hồ nước rộng. Mỗi khi làng có sự lệ thì các trò chơi dân gian được diễn ra ở đó. Đình Thù Cốc thờ vọng Đức thánh Hùng Linh Công - người có công giúp vua Hùng đánh thắng giặc Ân; Đức thánh Tam Giang, Ng tướng công và Hoàng tướng công.

      Trải qua thời gian mưa nắng, ngôi đình Thù Cốc đã bị hư hỏng. Ngày nay, Nhân dân cùng nhau quyên góp tiền của xây dựng lại ngôi đình Thù Cốc ở sát với ngôi chùa Tường Vân. Ngôi đình gồm 1 tòa tiền tế 5 gian nhỏ và 1 gian hậu cung. Đình có kết cấu bê tông, gỗ đơn giản, trong đình còn 7 ngai thờ cổ, một hộp đựng sắc phong và một bộ chấp kích. Hội đình Thù Cốc được tổ chức bắt đầu từ ngày 10 đến 12 tháng 10 Âm lịch hàng năm. Trong ngày hội có các trò chơi dân gian như vật, đánh đu, nhảy phỗng, chèo thuyền đốt pháo, leo cầu đốt pháo và nhiều hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian khác.

 

6. Chùa Tường Vân - Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: Chùa có tên chữ là chùa Tường Vân. Đây là ngôi chùa nằm giữa hai xóm Thi Đua và Quyết Tiến được khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng. Chùa t a lạc trên một khu đất cao đẹp giữa làng Thù Cốc dựa lưng vào chân đê sông Cầu, mặt nhìn về hướng Đông Nam. Chùa do 4 dòng h : Hoàng, Tạ, Phí, Ng cùng nhau góp công xây dựng, trong đó có hai h Hoàng và h Tạ được coi là những dòng họ có công lớn nhất trong việc xây dựng chùa. Vì vậy, hàng năm vào ngày 16 tháng Chạp, ông trưởng h Hoàng và h Tạ cùng nhau đóng góp tiền lên chùa giỗ tổ. Chùa có bố cục hình chữ “công” (工), là một ngôi chùa không lớn nhưng chùa Thù Cốc có kiến trúc nghệ thuật khá độc đáo. Tòa tiền đường 5 gian 2 chái, mái chồng diêm, cột cái ở 3 gian giữa vượt hẳn lên để đỡ dàn và tầng mái thứ hai, xung quanh chạy chấn song, sàn chùa lát gỗ. Phía trước tòa tiền đường lại có hai cột đồng trụ.

      Tòa thượng điện 3 gian, nhà tổ 7 gian, kết cấu khung cột gỗ lim chắc chắn. Ngoài ra trong khu vực nội tự còn có nhà khách... bên trong thượng điện có đầy đủ hệ thống tượng Phật và các đồ thờ tự. Trên thượng điện bày đặt 12 pho tượng gỗ được sơn thếp đẹp gồm: 3 pho Tam Thế, A Di Đà, Thích Ca, Quan Âm, Thiên thủ thiên nhỡn, Thích ca sơ sinh ngồi trong tòa Cửu Long, Văn Thù, Bồ Tát, Phổ Hiền, Đức Ông... Bên nhà thờ tổ có hai tượng mẫu, hai pho tượng tổ bằng gỗ cũng được sơn thếp đẹp đẽ. Bên phải tòa tiền đường dựng hai tấm bia hậu Phật. Cả hai tấm 17 bia đều không trang trí hoa văn xung quanh mà khắc chữ Hán, nét chữ chân phương song đến nay nhiều chữ đã mờ. Ngoài sân chùa là một pho tượng Phật Bà Quan Âm khá to do con cháu của dòng h Tạ mới công đức tháng Giêng năm 2003. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Pháp và đế quốc Mỹ, chùa trở thành kho lương thực của Nhà nước, là lớp h c cho con em trong xã, là nơi tiễn đưa thanh niên ra tiền tuyến, nơi sinh hoạt của Đảng bộ Hòa Sơn, nơi làm việc của trụ sở hợp tác xã nông nghiệp và là cửa hàng hợp tác xã mua bán. Trải qua thời gian, ngôi chùa Thù Cốc đã bị xuống cấp nghiêm tr ng. Tuy nhiên, những năm gần đây, được sự quan tâm đóng góp của bà con Nhân dân trong xã, cùng khách thập phương, chùa Thù Cốc đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần, thêm phần khang trang, tố hảo.

      Vào những ngày tuần rằm, mồng 1 hàng tháng, các cụ và Nhân dân trong thôn thường lên chùa lễ Phật. Đặc biệt hàng năm, lễ hội chùa Thù Cốc được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Giêng Âm lịch thu hút rất đông người dân ở khắp nơi tới tham quan dự hội, lễ Phật cầu an.

Thông báo Thông báo

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Tin hoạt động Tin hoạt động

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 8,981
Tổng số trong ngày: 46
Tổng số trong tuần: 152
Tổng số trong tháng: 2,957
Tổng số trong năm: 21,960
Tổng số truy cập: 52,856